Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa cho phép nam, nữ lập và ký kết hợp đồng hôn nhân.
Tuy nhiên, cũng không vì thế mà quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng đối với tài sản riêng có trước và trong thời kỳ hôn nhân không được pháp luật bảo hộ. Cụ thể, Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình có công nhận rõ thỏa thuận chia tài sản chung giữa 2 vợ chồng
Lưu ý rằng thỏa thuận này phải được lập trong thời kỳ hôn nhân
Và phải được viết thành văn bản và có công chứng
Thời điểm thỏa thuận chia tài sản có hiệu lực có thể được ghi trong văn bản, hoặc nếu không được tính từ ngày lập văn bản.
Thỏa thuận chia tài sản giữa hai vợ chồng không phải là một tờ giấy thể hiện sự hoài nghi về cuộc hôn nhân, mà trên thực tế nó thể hiện sự tôn trọng quyền lợi riêng giữa hai người với nhau, và là hoàn toàn phù hợp với xã hội hiện đại bây giờ. Thỏa thuận này nên được biết đến và sử dụng nhiều hơn tại Việt Nam.
*Lưu ý rằng theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì "trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của Tòa án về chia tài sản chung."
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét