Khởi nghiệp giữa những người bạn với nhau cũng giống như hôn nhân vậy. Các bạn đến từ các hoàn cảnh, quan niệm sống khác nhau giờ phải ăn ngủ sống cùng nhau nuôi ý tưởng khởi nghiệp - với nỗi lo lắng về tiền bạc và thất bại luôn canh cánh.
Tất nhiên trong môi trường đó sẽ dẫn đến việc có nhiều bất đồng và tranh cãi giữa các thành viên sáng lập (founders) với nhau. Những bất đồng này nếu như không có sự thoả thuận trước nhất trong việc giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho việc phát triển ý tưởng khởi nghiệp của các bạn hoặc thậm chí dẫn đến thất bại hoàn toàn cho startup.
Tất nhiên trong môi trường đó sẽ dẫn đến việc có nhiều bất đồng và tranh cãi giữa các thành viên sáng lập (founders) với nhau. Những bất đồng này nếu như không có sự thoả thuận trước nhất trong việc giải quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho việc phát triển ý tưởng khởi nghiệp của các bạn hoặc thậm chí dẫn đến thất bại hoàn toàn cho startup.
Vì thế các bạn nên chuẩn bị và kí kết giữa những thành viên đồng sáng lập với nhau một thoả thuận trước khi thành lập công ty hay còn gọi là Founders Agreement bao gồm những điều khoản quan trọng sau:
1. Nghĩa vụ và quyền hạn công việc của mỗi thành viên sáng lập
Với các startup ở giai đoạn đầu, thường tất cả mọi người đều làm việc chung theo tiêu chí chia sẻ trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng tất cả mọi người đều có quyền quyết định ở tất cả mọi việc. Điều đó thường gây ra nhầm lẫn, hiểu nhầm và thường làm chậm tiến độ công việc.
Tất nhiên tất cả các thành viên đều nên có quyền đưa ra ý kiến và góp phần trong các quyết định lớn của startup. Nhưng các bạn nên vạch ra chi tiết ai sẽ chịu trách nhiệm chính phần nào và có một hệ thống quản lý công việc rạch ròi. Điều này sẽ giúp công việc suôn sẻ và trôi chảy hơn.
2. Sở hữu cổ phần
Việc chia số phần trăm cổ phần trong sở hữu của startup hay còn gọi là equity ownership nên được bàn bạc giữa các thành viên ngay từ đầu quá trình khởi nghiệp. Đây thường là vấn đề nhạy cảm nhưng cần phải được làm rõ từ đầu để tránh các hiểu nhầm và gây tổn thương đến mối quan hệ giữa các thành viên sau này khi startup đã phát triển hơn, đặc biệt khi các bạn bắt đầu muốn tìm nhà đầu tư cũng như thuê nhân viên bằng số % sở hữu của startup.
Bạn không nhất thiết phải chia đều số phần trăm cho tất cả các thành viên. Một số startup có thể để riêng 10% dành cho việc tuyển nhân viên hoặc thưởng sau này. Nhưng tốt nhất vẫn nên bàn bạc về việc chia cổ phần rõ ràng từ ngày đầu tiên để không ảnh hưởng tới các kế hoạch phát triển và mở rộng startup sau này.
3. Nếu một trong những thành viên đồng sáng lập không muốn tham gia startup nữa?
Các thoả thuận giữa các thành viên của một startup thường nói đến vấn đề vesting. Vesting được hiểu nôm na là nếu như một thành viên đã rời bỏ và không còn tham gia startup đó nữa thì ở thời điểm đó anh ta sẽ có bao nhiêu phần trăm cổ phần? Ở điều khoản này các bạn có thể có những thoả thuận riêng tuỳ ý nhưng có thể lấy mẫu mô hình vesting thông dụng sau:
Ngoài ra các bạn cũng nên có các điều khoản quy định khi nào có thể chấm dứt toàn bộ startup, khi nào một trong những thành viên có thể bị sa thải, điều khoản cấm cạnh tranh (non-compete) ..v..v...
4. Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property)
Khi bạn và các thành viên sáng lập làm việc với nhau để phát triển một ý tưởng khởi nghiệp, cho dù là sản phẩm hay dịch vụ, các bạn cũng đang tạo ra các sản phẩm trí tuệ (IP). Các sản phẩm trí tuệ này nếu không có sự thoả thuận từ trước giữa các thành viên có thể dẫn đến tranh chấp quyền sở hữu sau này nếu một trong các thành viên không muốn tham gia startup nữa.
Thường các sản phẩm trí tuệ khi tạo ra cho startup sẽ thuộc về công ty của các bạn sau khi các bạn đã đăng kí thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp các sản phẩm trí tuệ đó được tạo ra từ trước của một trong những thành viên hoặc sản phẩm được tạo ra bởi một bên thứ 3 hay nhân viên của bạn, như vậy quyền sở hữu sẽ thuộc về ai? Các bạn có thể thoả thuận trong những trường hợp nào hay sản phẩm nào thì quyền sở hữu sẽ là của startup hay của cá nhân và các quyền sử dụng có liên quan
Như các bạn có thể thấy, cuộc “hôn nhân” startup này dù được các bạn tạo dựng trên những ý định tốt đẹp nhưng cũng chứa đựng nhiều nhiều gian khổ và thách thức trong tương lai. Thế nên một trong những cách giảm thiểu những khó khăn đó là xây dựng một nền móng vững chắc, rõ ràng giữa các thành viên với nhau ngay từ đầu bằng việc kí kết Thoả Thuận Giữa Các Thành Viên Sáng Lập với những điều khoản trên.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét