Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Chương VII (từ điều 107 đến điều 120) của Luật Hôn nhân & Gia đình 2014.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa những người trong gia đình dưới đây. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Sau đây là quy định chi tiết hơn trong những trường hợp nào, người nào phải cấp dưỡng cho ai.
Phương thức và mức cấp dưỡng do 2 bên người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận theo khả năng và nhu cầu. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo thoả thuận của 2 bên.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của những cá nhân, tổ chức sau Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; và
- Trường hợp khác theo quy định của luật.
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét