Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Công dân có quyền tự do ngôn luận



Điều 25 Hiến pháp Việt Nam:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Tự do ngôn luận là tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Khái niệm tự do ngôn luận hiện đại được hiểu là một quyền đa diện bao gồm 3 khía cạnh: (i) quyền tìm kiếm thông tin và tư tưởng, (ii) quyền tiếp nhận thông tin và tư tưởng, (iii) quyền chia sẻ thông tin và tư tưởng.

Không chỉ bằng cách nói, tự do ngôn luận áp dụng cho bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông, biểu đạt nào như: viết, tài liệu in ấn, qua Internet hay qua các hình thức nghệ thuật.

Trong thực tiễn, không tồn tại quyền tự do ngôn luận tuyệt đối trong các hệ thống luật pháp và xã hội nói chung. Tự do ngôn luận có thể bị hạn chế khi xung đột với các giá trị hay quyền khác. Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể theo nguyên tắc gây hại, ví dụ như phát ngôn có tính chất khiêu dâm, hoặc nguyên tắc xúc phạm, ví dụ như phát ngôn có tính chất vu khống. Cũng theo Hiến pháp Việt Nam, các hạn chế đối với tự do ngôn luận phải được luật pháp quy định và chỉ được quy định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét