Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Các nhà khởi nghiệp, startup nên bắt đầu với mô hình doanh nghiệp nào ?

mô hình doanh nghiệp

Một trong những vướng mắc của các nhà khởi nghiệp chính là thành lập công ty của mình theo hình thức nào. Hình thức doanh nghiệp của một công ty rất quan trọng, không những nó phân định quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu mà còn mang lại ảnh hưởng lâu dài đến hướng đi và tầm nhìn của công ty. Sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất:

1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên:

là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân ( ít nhất là 2, không quá 50 thành viên) trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Chế độ chuyển nhượng vốn của loại hình này được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty.

mô hình doanh nghiệp

2. Công ty TNHH 1 thành viên

là do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, trong đó chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Chú ý rằng: khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty Cổ phần.

mô hình doanh nghiệp

3. Công ty cổ phần 

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, và các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Tối thiểu 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Không như loại hình Công ty TNHH, cổ đông của công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Đa số chủ sở hữu của công ty cổ phần là không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty.

mô hình doanh nghiệp

4. Công ty hợp danh

là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, còn có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

mô hình doanh nghiệp

5. Doanh nghiệp tư nhân

là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

mô hình doanh nghiệp

Vậy các startup, nhà khởi nghiệp nên chọn loại hình nào cho công ty của mình ?

Ezlaw khuyên bạn nên chọn một trong hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH do đặc tính giảm thiểu trách nhiệm của các thành viên sở hữu. Đặc biệt hơn là với môi trường và nền kinh tế Việt Nam tại thời điểm hiện tại, chúng tôi khuyên các bạn hãy thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty TNHH trước, rồi sau đó dần lên kế hoạch chuyển đổi thành công ty cổ phần. Các bước thành lập công ty TNHH tại Việt Nam khá đơn giản, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, hợp với những nhà khởi nghiệp khi phải tập chung nhiều vào các hoạt động kinh doanh, phát triển công ty. Khi đã phát triển tốt, xác định đi được đúng hướng hay nhận được tiền đầu tư, các bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi công ty của mình sang hình thức công ty cổ phần để huy động và tăng vốn nhanh hơn.


-------------------------

Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.

Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.

Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.

WWW.EZLAW.VN


www.ezlaw.vn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét