Đã bao giờ bạn nghĩ đến trường hợp đồng sáng lập viên startup, đồng sở hữu công ty của mình qua đời thì việc sở hữu và vận hành công ty sẽ ra sao? Hãy nghĩ tới nó và hướng giải quyết ngay từ bây giờ. Một nhà doanh nhân tốt là một người luôn có giải pháp cho mọi trường hợp.
Một trong những giải pháp lường trước rủi ro là Buy-Sell Agreement (thỏa thuận mua bán). Tại thỏa thuận này, người thừa kế của thành viên xấu số bắt buộc phải chào bán cổ phần của mình cho chính công ty hoặc những thành viên khác. Thỏa thuận mua bán có thể là một điều khoản trong thỏa thuận giữa các thành viên sáng lập (Xem thêm tại ĐÂY), hoặc là một hợp đồng thỏa thuận riêng biệt giữa họ.
Về cơ bản, thỏa thuận mua bán có 2 phương thức chính: cross-purchase (mua lẫn nhau) và stock redemption (thu hồi cổ phần).
Phương thức mua lẫn nhau: Tại phương thức này, mỗi thành viên sở hữu sẽ đồng ý tự bỏ tiền túi của mình để mua lại cổ phần từ thành viên rời đi. Nói một cách khác, đây sẽ là giao dịch giữa các cá nhân với nhau, và công ty không liên quan hay tham gia vào.
Điều đó cũng có nghĩa là mỗi thành viên sở hữu luôn phải đảm bảo rằng cá nhân mình có đủ tiền để mua lại cổ phần của thành viên rời đi trong mọi trường hợp có thể xảy ra, kể cả trường hợp một thành viên qua đời đột ngột. Vì lý do đó, bảo hiểm nhân thọ thường được sử dụng cùng với phương thức mua lẫn nhau. Tại đây, mỗi thành viên sở hữu sẽ mua bảo hiểm nhân thọ cho từng thành viên khác, và nếu có chuyện gì không may mắn xảy ra với một trong những người này, người mua bảo hiểm sẽ là người được nhận tiền bảo hiểm. Và, các thành viên còn lại sẽ dùng số tiền này để mua lại cổ phần của thành viên xấu số.
Ví dụ như công ty có 3 thành viên sở hữu thì sẽ có tổng cộng 6 bảo hiểm nhân thọ được mua, 4 thành viên thì là 12 bảo hiểm… Chú ý rằng nếu như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của các thành viên là khác nhau thì có thể sẽ có trường hợp một thành viên chi ít hoặc nhiều tiền hơn người khác trong việc mua bảo hiểm nhân thọ cho mọi thành viên còn lại.
Phương thức mua lẫn nhau được sử dụng tốt nhất khi công ty có ít thành viên sở hữu.
Phương thức thu hồi cổ phần: Tại phương thức này, thành viên rời đi sẽ phải hoàn trả lại cổ phần của mình cho công ty, và công ty sẽ trả một lượng tiền tương đương với giá trị lượng cổ phần đó cho thành viên này. Điều đó có nghĩa rằng công ty sẽ sử dụng nguồn tiền của mình để thu hồi lại cổ phần, và các thành viên còn lại không phải bỏ tiền túi cá nhân của họ ra.
Cũng như phương thức mua lẫn nhau, tại phương thức thu hồi cổ phần, bảo hiểm nhân thọ có thể được sử dụng để đảm bảo một nguồn tiền sẵn sàng lấy lại cổ phần khi có trường hợp xấu xảy ra. Thay vì mỗi thành viên (bỏ tiền túi cá nhân) mua bảo hiểm nhân thọ cho từng thành viên một, công ty sẽ dùng tiền của mình để mua bảo hiểm nhân thọ cho tất cả thành viên.
Ví dụ như công ty có 3 thành viên sở hữu thì sẽ có tổng cộng 3 bảo hiểm nhân thọ, 4 thành viên thì là 4 bảo hiểm…
Cổ phần bị thu hồi sau đó sẽ trở thành tài sản của công ty và công ty sẽ có quyền quyết định bán, giữ, hay hủy lượng cổ phần đó.
Phương thức thu hồi cổ phần thường dễ xây dựng và kiểm soát hơn phương thức mua lẫn nhau do tính chất giao dịch giữa một với một của nó.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét