Bạn có biết khi bạn đi vào siêu thị mua đồ, trả tiền và mang đồ về nhà cùng với hóa đơn là bạn và siêu thị đã vừa thực hiện một Hợp đồng miệng? Tại xã hội Việt Nam, hợp đồng miệng có thể coi là loại hợp đồng phổ biến nhất.
Hợp đồng miệng là hợp đồng chỉ được giao kết bằng nói, không phải bằng văn bản. Ở đây ta có thể hiểu hợp đồng miệng là khi các bên trong hợp đồng này thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, và các nội dung khác thông qua lời nói qua lại giữa hai bên.
Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự thì Hợp đồng miệng cũng được coi là hợp đồng dân sự, được pháp luật thừa nhận, và có giá trị pháp lý như Hợp đồng giấy.
Lưu ý rằng có một số ít hợp đồng, để có hiệu lực, bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng lao động thời hạn trên 3 tháng, hợp đồng bảo hiểm…
Trong khi đó, hợp đồng mua bán tài sản nói chung không bắt buộc phải lập thành văn bản nên hợp đồng miệng giữa người mua và người bán, về nguyên tắc, cũng có hiệu lực. Điều 24 Luật Thương mại có công nhận hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói.
Tuy nhiên, nếu có tranh chấp tại hợp đồng miệng, để có khả năng khởi kiện ra tòa, một trong hai bên phải đưa ra được chứng cứ chứng minh là đã có hợp đồng miệng đó cũng như các nội dung của hợp đồng nếu bên kia phủ nhận. Nếu không, tòa án sẽ từ chối giải quyết tranh chấp.
Xem thêm tại khoản 1, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự.
Các chứng cứ này là gì? Có thể là thư từ email, đoạn chat trao đổi giữa hai bên, biên bản giao nhận hàng, giao nhận tiền (trong đó có ghi rõ nội dung hàng hóa mua bán và tiền trả), hay băng ghi âm…
Ezlaw khuyên bạn rằng hãy hạn chế và dừng lại việc sử dụng hợp đồng miệng.
Khi thực hiện hợp đồng miệng, nếu chuyện làm ăn của các bên suôn sẻ thì không có gì, nhưng nếu có một chút trục trặc xảy ra thì tranh chấp phát sinh cũng khó tránh khỏi. Lúc đó, khi không đầy đủ chứng cứ chứng minh toàn bộ nội dung hợp đồng thì mạnh ai nấy nói, miễn sao là có lợi cho mình. Chưa kể đến việc đánh giá và phân tích những chứng cứ này là hoàn toàn thuộc vào chủ quan của thấm phán hay người giám định.
Ngoài ra, vì không có văn bản nên các nội dung thỏa thuận cũng không chi tiết, rõ ràng và đôi khi là gây nhầm lẫn cho các bên.
Nhận thấy việc sử dụng hợp đồng miệng đã đi vào thói quen của người dân Việt Nam, nhưng loại hợp đồng này lại mang nhiều rủi ro và không đảm bảo hoàn toàn được quyền lợi cho các bên, Ezlaw đã quyết định phát triển hệ thống tạo và ký hợp đồng trực tuyến.
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình
.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình
.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét