Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Quyền đối với việc sử dụng hình ảnh cá nhân chưa xin phép

Hỏi: Em đã chia tay bạn trai cũ vài tháng và hiện đã có người yêu mới. Em vừa phát hiện anh ấy đã tung một số hình ảnh nhạy cảm của em lên mạng bêu rếu, nhằm phá hoại tình cảm của em với bạn trai mới. Hành động đó có vi phạm pháp luật không?



Bạn có thể tham khảo một số quy định của pháp luật về quyền sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn như sau:

Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Bộ luật Dân sự 2005, Điều 31



Bộ luật Dân sự quy định rằng mọi người đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân.



Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ một số trường hợp pháp luật quy định khác (ví dụ: tác nghiệp nhà báo). Nếu người đó chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ hoặc người đại diện đồng ý.



Điều khoản này cũng nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh đó. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng là một trong những quyền nhân thân được quy định tại điều 37 của Bộ luật này.

Như vậy, trong trường hợp người bạn trai cũ đó đăng tải các hình ảnh nhạy cảm của bạn nhằm hạ nhục danh dự và uy tín của bạn mà chưa có sự cho phép thì đó là hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, tuỳ vào nội dung hình ảnh mà người vi phạm có thể bị truy tố theo Bộ Luật Hình sự theo các điều như phát tán văn hóa phẩm đồi trụy hoặc tội làm nhục người khác.

Khi quyền cá nhân bị xâm phạm

Bộ luật Dân sự 2005, Điều 25


Bạn có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc các cơ quan có thẩm quyền như Toà án buộc người vi phạm phải chấm dứt việc sử dụng hình ảnh chưa cho phép đó, xin lỗi, cải chính công khai. Bạn cũng có thể yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại gây ra qua hành vi vi phạm.

Mức bồi thường vi phạm

Bộ luật Dân sự 2005, Điều 611 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP,  điểm 3.3 Mục 3


Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Một số quy định khác




Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân cũng được quy định tại điều 21 của Hiến pháp 2013.

Ngoài ra, trong hoạt động báo chí, Luật báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ-CP cũng nghiêm cấm báo chí đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án...

Bộ Luật Dân sự 2015


Bạn cũng nên lưu ý rằng Bộ Luật Dân sự 2015 sẽ có hiệu lực từ 1/1 năm sau, thay thế Bộ Luật Dân sự 2005. Điều 32 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình được thay đổi với sự bổ sung của 2 điểm sau về việc trả thù lao cho cá nhân nếu sử dụng hình ảnh mang tính chất thương mại và những trường hợp có thể sử dụng hình ảnh mà không cần sự đồng ý của người đó.




-------------------------

Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.

Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.

Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.

WWW.EZLAW.VN


www.ezlaw.vn

Đăng nhận xét

1 Nhận xét