Để bắt kịp tốc độc phát triển và sự cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn và từng bước tham gia vào một hoạt động đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Đó là hoạt động M&A. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về M&A với 2 khái niệm chính: Hợp nhất và Sáp nhập.
Luật Cạnh tranh phân biệt giữa 2 khái niệm "mua doanh nghiêp" và "sáp nhập", tuy vậy hai thuật ngữ này vẫn thường được sử dụng song song và có mối liên kết với nhau. Hình thức sáp nhập hay mua lại phổ biến hơn nhiều so với hợp nhất do hợp nhất đòi hỏi mức độ hợp tác rất cao giữa các công ty tham gia hợp nhất. Trong khi đó, việc chia sẻ sở hữu, quyền lực và lợi ích một các đồng đều và lâu dài luôn khó khăn và cá biệt.
Trong các thương vụ M&A thành công, giá trị của tổ chức sau kết hợp thường lớn hơn tổng giá trị của các tổ chức thành phần khi hoạt động riêng lẻ. Giá trị tăng thêm này thường được nhắc đến bằng khái niệm “giá trị cộng hưởng”.
Đặc điểm dễ nhận thấy của các hoạt động M&A ở Việt Nam là đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài, chiếm 66%. Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong các thương vụ M&A của Việt Nam đã thể hiện rõ mức thu hút của thị trường Việt Nam và nhu cầu thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam không phải qua hình thức đầu từ trực tiếp (FDI) mà qua việc liên kết với các đối tác quốc gia.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét