Vu khống luôn được coi là một hành vi phạm pháp, và có thể dẫn đến bị truy tố trách nhiệm hình sự. Đặc biêt hơn, trong xu thế bùng nổ của công nghệ thông tin thì tội vu khống ngày càng được thực hiện bởi những phương thức phức tạp và đa dạng hơn. Vậy có khi nào bạn đang thực hiện hành vi vu khống ngay trên xã hội mạng mà bạn không biết ? Hãy nghiên cứu sâu thêm thế nào là vu khống tại pháp luật Việt Nam để biết rõ hơn.
Tội danh vu khống được định nghĩa tại Điều 122 của Bộ luật Hình sự 1999
Như vậy, một hành vi sẽ bị coi là phạm tội vu khống khi có một trong các biểu hiện sau đây:
Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác như đưa tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này
Người phạm tội tuy không tự đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác nhưng có hành vi loan truyền tiếp những những thông tin này mà người khác đã đưa ra đến người tiếp theo bằng những hình thức khác nhau.
Lưu ý rằng đối với cả hai trường hợp trên, nội dung của thông tin sai sự thực phải thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Loan truyền thông tin sai sự thực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác ...
Người phạm tội có hành vi tố cáo người khác có hành vi phạm tội trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…) mặc dù thực tế người này không có hành vi đó.
Lưu ý rằng tội Vu khống là tội lỗi cố ý, có nghĩa rằng: thứ nhất, người phạm tội phải biết rằng thông tin mình đưa ra, loan truyền hay dùng để tố cáo là sai (tức nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi không cấu thành tội vu khống). Thứ hai, người phạm tội phải có mục đích nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người bị hại (tuy nhiên, những thiệt hại này có thể đã xảy ra hoặc cũng có thể chưa xảy ra).
Có thể hiểu rằng, việc nói hoặc tố cáo người khác là vu khống khi mình biết rõ họ không vu khống chính là vu khống.
Người phạm tội vu khống theo Bộ luật hình sự có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ b3 tháng đến 2 năm. Ngoài ra nếu phạm tội với những tình huống tăng nặng như có tổ chức, lợi dụng chức vụ quyền hạn, đối với nhiều người... thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét