Dân phòng, hay còn được gọi là bảo vệ dân phố, là một thành phần không thể thiếu trong mọi phường dân cư nhằm đảm bảo trật tư, an ninh của khu phố. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp người dân phản ánh việc lực lượng này lạm dụng quyền hạn cho phép của mình như việc tịch thu đồ của người bán hàng rong hoặc phạt vi phạm giao thông.
Hoạt động của dân phòng được quy định tại Nghị định 38/2006/NĐ-CP và được làm rõ hơn tại Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC.
Nghị định 38/2006 định nghĩa lực lượng Bảo vệ dân phố là: lực lượng quần chúng tự nguyện, nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng Công an chính quy, do UBND phường quyết định thành lập.
Bảo vệ dân phố chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ phường, sự giám sát của Hội đồng nhân dân phường, sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân phường và sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp công tác của Công an phường.
Lưu ý, Thông tư liên tịch số 02/2007 quy định rõ dân phòng khi thực hiện quyền hạn thứ 2 phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông công chính...
Trong trường hợp không có các lực lượng trên, Bảo vệ dân phố có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý.
Ngoài ra khi thực hiện quyền hạn thứ 3, Bảo vệ dân phố không được phép tự ý kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra có những quy định về hoạt động của dân phòng khác cần lưu ý là:
Vũ khí thô sơ gồm: gậy, dùi cui cao su, roi điện, gậy điện…Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Phải được phép khi mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo người.
Các bạn cũng nên lưu ý kiểm tra một số giấy tờ như Giấy chứng nhận Bảo vệ dân phố, Biển hiệu, Băng chức danh.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét