Việc nhận nuôi con nuôi được quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010. Vì việc nhận nuôi con có liên quan trực tiếp đến tương lai và hoàn cảnh của trẻ em - đối tượng luôn được pháp luật bảo vệ trên hết, những người muốn xin con nuôi nên tìm hiểu kỹ về điều kiện và các thủ tục cần thiết đã được quy định.
Bài viết của Ezlaw xem xét các khái niệm liên quan tới việc xin con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam. Khi xin con nuôi có yếu tố nước ngoài, ví dụ với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài xin con nuôi ở Việt Nam, sẽ có nhiều quy định và thủ tục hơn.
Ngoài các trường hợp trên, Nhà nước còn khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Các hồ sơ thủ tục xin con nuôi luôn được xét trên nguyên tắc đảm bảo cho trẻ em được xin nuôi được sống trong gia đình gốc (thay vì là người lạ) và chỉ cho làm con nuôi tại nước ngoài khi không tìm được gia đình thay thế trong nước.
Việc xét hồ sơ xin con nuôi cũng sẽ dựa vào thứ tự ưu tiên trên để đảm bảo trẻ em được sống trong gia đình gốc (cô, chú, bác ruột...) và lựa chọn cuối cùng mới là người nước ngoài sống ở nước ngoài. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.
Ngoài ra, không được nhận con nuôi nếu như:
- Đang bị hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Còn án tích về những tội danh xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm người khác; các tội danh liên quan tới trẻ em và gia đình.
Người Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của pháp luật nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì có thể đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên và các điều kiện khác theo từng trường hợp của Luật nuôi con nuôi 2010, người muốn nhận con nuôi phải chuẩn bị hồ sơ của mình và của trẻ em được nhận nuôi để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận hoặc người được nhận nuôi thường trú.
UBND xã sau đó sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến những người liên quan và sự đồng ý của những người khác nhau tuỳ trường hợp của trẻ được nhận nuôi. Khi hồ sơ được duyệt, Công chức tư pháp-hộ tịch sẽ ghi vào sổ đăng ký việc nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét