Từ ngày 1/7/2015, Luật nhà ở bắt đầu có hiệu lực, dẫn tới có sự khác nhau trong quy định về quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng giữa Luật nhà ở 2014 và Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng thuê nhà, mượn nhà. Vậy luật nào sẽ được áp dụng? Khi làm hợp đồng thuê nhà ở có cần phải công chứng nữa không?
Đây là 2 văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên vì Luật Nhà ở 2014 được ban hành sau nên theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2008, đối với các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực (01/7/2015) sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết 52/NQ-CP ban hành ngày 10/12/2010 quy định hợp đồng thuê nhà không còn cần công chứng.
Quy định mới này đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí cho các bên và tạo điều kiện cho các bên có thể ký kết hợp đồng thuê nhà ở điện tử.
Xem thêm về hợp đồng điện tử tại đây.
Ezlaw khuyên bạn: Các bạn nên lưu ý việc không công chứng hợp đồng thuê nhà ở không có nghĩa các bên lợi dụng việc này để thỏa thuận trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ thuế. Kê khai thuế và nộp thuế là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà. Nếu bên thuê nhà có hành vi trốn tránh nghĩa vụ thuế sẽ bị áp dụng các chế tài do luật định.
Thực tế hiện nay cán bộ phòng đăng ký kinh doanh một số tỉnh thành và cán bộ cơ quan thuế chưa "cập nhật" việc thay đổi của pháp luật cho nên họ vẫn yêu cầu hợp đồng thuê nhà phải công chứng, chứng thực thì họ mới cho đăng ký và mới được xuất hóa đơn. Đây là đòi hỏi không cần thiết vài sai với quy định pháp luật hiện hành.
Tuy vậy, đối với các trường hợp thuê nhà ở trong một thời gian lâu dài thì bạn có thể xem xét công chứng để đảm bảo quyền lợi, tránh trừơng hợp Hợp đồng thuê bị vô hiệu do nhiều lý dó khác nhau ví như: người cho thuê nhà không phải là chủ nhà hoặc không có thẩm quyền cho thuê...
Thực tế hiện nay cán bộ phòng đăng ký kinh doanh một số tỉnh thành và cán bộ cơ quan thuế chưa "cập nhật" việc thay đổi của pháp luật cho nên họ vẫn yêu cầu hợp đồng thuê nhà phải công chứng, chứng thực thì họ mới cho đăng ký và mới được xuất hóa đơn. Đây là đòi hỏi không cần thiết vài sai với quy định pháp luật hiện hành.
Tuy vậy, đối với các trường hợp thuê nhà ở trong một thời gian lâu dài thì bạn có thể xem xét công chứng để đảm bảo quyền lợi, tránh trừơng hợp Hợp đồng thuê bị vô hiệu do nhiều lý dó khác nhau ví như: người cho thuê nhà không phải là chủ nhà hoặc không có thẩm quyền cho thuê...
Nguồn
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét