Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Khi nào được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải trả tiền?



Tác giả trực tiếp sáng tác hoặc chủ sở hữu của các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả với các tác phẩm này theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009). Các tác phẩm này có thể bao gồm tác phẩm văn học, bài giảng, tác phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, chương trình máy tính... (điều 14).


Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, ví dụ như quyền được đứng tên trên tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, quyền được biểu diễn hay phân phối tác phẩm (điều 19, 20).

Các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng bất kỳ quyền tài sản nào đối với tác phẩm hoặc công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.

"Điều này nhấn mạnh một thực tế mà hầu hết luật pháp các nước đều công nhận tác giả có các quyền đặc biệt đối với sáng tạo của mình, và chỉ duy nhất tác giả được thực hiện quyền ngăn chặn việc cắt xén, xuyên tạc. Các quyền khác như quyền làm bản sao tác phẩm, quyền biểu diễn trước công chúng, người khác có thể thực hiện nhưng chỉ khi được tác giả cho phép." - Luật sư Lê Quang Vy.

Không phải xin phép, không phải trả tiền


Tuy nhiên Luật sở hữu trí tuệ cũng đưa ra một số trường hợp có thể sử dụng tác phẩm đã được công bố mà không phải xin phép và cũng không phải trả tiền thù lao, nhuận bút cho tác giả (điều 25).


Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số trường hợp trong điều này như sau:

  • Trường hợp tự sao chép chỉ được 1 bản và áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.
  • Trường hợp muốn trích dẫn tác phẩm để minh hoạ hoặc bình luận trong tác phẩm của mình ví dụ như trong bài văn, bài diễn thuyết thì không được trích dẫn làm sai ý tác giả, phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình, và số lượng & phương thức trích dẫn không gây hại đến các quyền tác giả khác.
  • Đối với việc sao chép cho thư viện thì chỉ được sao chép 1 bản và không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý việc sử dụng trong trường hợp tự sao chép để nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân và sao chép thư viện không được áp dụng với việc sao lại tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Không phải xin phép, phải trả tiền


Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về những trường hợp có thể sử dụng tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép nhưng phải trả tiền thù lao, nhuận bút cho tác giả.



Khi tổ chức phát sóng tác phẩm trong các chương trình quảng cáo, tài trợ hoặc thu phí thì phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức thù lao, nhuận bút này do 2 bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì áp dụng quy định của pháp luật.

Trong khi đó nếu tổ chức phát sóng tác phẩm trong các chương trình không có quảng cáo, tài trợ hoặc thu phí thì phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

Một số quy định của pháp luật về mức thù lao, nhuận bút:

Nghị định 18/2014/NĐ-CP quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với việc sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại 2 điều này khi sử dụng các tác phẩm đã công bố:
  • không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm
  • không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; 
  • phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Ngoài ra, Nghị định 85/2011/NĐ-CP cũng quy định việc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải có hợp đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.

Các bạn có thể tạo ngay cho mình mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả của Ezlaw tại đây.

-------------------------

Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.

Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.

Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.

WWW.EZLAW.VN


www.ezlaw.vn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét