Điều 16 Hiến pháp Việt Nam:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc pháp lý cơ bản của xã hội Việt Nam. Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, hay địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, Hiến pháp Việt Nam muốn lấy pháp luật làm thước đo chuẩn mực của bình đẳng và là công cụ để lấp đầy các khoảng cách không bình đẳng khác.
Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là:
1. Công dân Việt Nam bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước đất nước, xã hội Việt Nam
2. Công dân Việt Nam được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh
3. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định pháp luật.
4. Luật pháp phải được thượng tôn bất kể là giữa ai, bao gồm cả vị thế giữa người vi phạm và bị xâm phạm.
Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và pháp lý. Với quan điểm mọi người bình đằng trước pháp luật, Hiến pháp Việt Nam yêu cầu một nhà nước Việt Nam phải tôn trọng và bảo vệ tất cả công dân Việt Nam một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi người trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ hợp pháp của con người.
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét