Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam

Sau đây Ezlaw xin giới thiệu sơ đồ và những khái niệm cơ bản về bộ máy nhà nước tại Việt Nam.


Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhất của Nhà nước. 
  • Chức năng chính của Quốc hội là làm, sửa đổi Luật và Hiến pháp, quyết định các chính sách, mục tiêu của đất nước, quyết định về các tổ chức hành chính, bầu Chủ tịch nước, bổ nhiệm thành viên chính phủ... 
  • Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội hoạt động trong thời gian Quốc hội không họp.
  • Chủ tịch Quốc hội đứng đầu Uỷ ban thường vụ QH được các đại biểu QH bầu chọn (hiện tại là bà Nguyễn Thị Kim Ngân).

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền thi hành pháp luật.
  • Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật do Quốc hội ban hành, đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, thống nhất quản lý hành chính quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...

Chủ tịch nước (hiện tại là ông Trần Đại Quang) là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Việt Nam trong đối nội và đối ngoại. 
  • Chủ tịch nước có thể đề nghị Quốc hội bầu, miễn, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước (hiện tại là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh), Thủ tướng, quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của Chính phủ... 
  • Chủ tịch nước còn là tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân với các quyền hạn liên quan tới an ninh và quân đội Việt Nam.

Thủ tướng (hiện tại là ông Nguyễn Xuân Phúc) là người đứng đầu và lãnh đạo điều hành các hoạt động của Chính phủ
  • Thủ tướng có các quyền hạn như lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị Quốc hội bổ nhiệm các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia...

Phó thủ tướng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về nhiệm vụ được phân công. Dưới đây là tên các Phó thủ tướng tại thời điểm hiện tại.


Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Cơ quan hành chính tại cấp địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra với nhiệm vụ quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương đó.

Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương là do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân đó. Uỷ ban có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Hệ thống tư pháp




Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát hoạt động trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội. Ngoài những cấp trên còn có Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Với sự thay đổi của Luật Tổ chức toà án có hiệu lực từ 1/6/2015, hệ thống toà án tại Việt Nam hiện tại có 4 cấp.


Bộ và cơ quan ngang Bộ




Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương ngoài Chính phủ còn có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ bao gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ với nhiệm vụ:
  • lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Dưới Bộ là các cơ quan chuyên môn cho các ngành nghề thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Sở như Sở Tư pháp, Sở Tài chính v..v.. Sở có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động và thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về ngành nghề đó tại địa phương.
*Tham khảo nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Sở tại Nghị định 24/2014/NĐ-CP

Dưới sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) là các Phòng như Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng y tế...
*Tham khảo nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Phòng tại Nghị định 18/2008/NĐ-CP

Dưới đây là tên của các Bộ trưởng tại thời điểm hiện tại:






    Xem bài liên quan:

    -------------------------

    Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.

    Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.

    Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.

    WWW.EZLAW.VN


    www.ezlaw.vn

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét