Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Tìm hiểu Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 (Phần 1) (Luật sư Trần Vũ Hải)

Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014


Luật tổ chức Toà án nhân dân 2014 bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2015, có khá nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến việc xét xử và hệ thống tòa án tại Việt Nam. Để giúp bạn đọc tìm hiểu về luật này, Luật sư Trần Vũ Hải có loạt bài giới thiệu và bình luận.

Phần 1 – Hệ thống tòa án mới gồm 4 cấp thay thế cho hệ thống tòa án 3 cấp hiện nay.


1. Thêm cấp toà án mới


Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014

Điểm mới nổi bật cùa hệ thống tòa án Việt Nam từ ngày 1/6/2015 chính là sự bổ sung của cấp Toà án nhân dân cấp cao.

Dưới đây là so sánh giữa thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân cấp cao từ ngày 1/6/2015

Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014

2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương


Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014

Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có những thay đổi lớn trong thẩm quyền như:

  • Chánh án không còn quyền kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm, mà chỉ còn quyền kiến nghị Chánh án TANDTC, Chánh án TANDCC xem xét để kháng nghị.
  • Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn tồn tại, nhưng không còn quyền Giám đốc thẩm, tái thẩm
  • Các tòa chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên,… có thẩm quyền:
    • sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật; 
    • phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án cấp huyện

3. Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh


Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014

4. Các ghi chú khác


Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014

Chánh án TANDTC vẫn do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiễm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Trong khi các thẩm phán TANDTC do Chánh án TANDTC trình Quốc hội phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức trên cơ sở đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán Quốc gia (HĐTCGSTPQG). Các thẩm phán của các tòa án khác do Chánh án TANDTC trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cũng trên cơ sở của Hội đồng.



Tìm hiểu Luật Tổ chức Toá án nhân dân năm 2014

Nhiệm kỳ đầu của các thẩm phán và nhiệm kỳ của chánh án, phó chánh án là 5 năm. Nhiệm ký tiếp theo của thẩm phán là 10 năm, và của chánh án, phó chánh án là 5 năm.

Ngoài ra, luật mới còn có các quy định khác như:

  • hệ thống toà án quân sự, bao gồm: Toà án quân sự Trung ương, Toà án quân sự quân khu và Toà án quân sự khu vực;
  • tiêu chuẩn và và bầu hội thẩm; và
  • có thêm định chế Đoàn hội thẩm, Thẩm tra viên



*Các bạn có thể xem nguồn bài viết và phân tích rõ hơn của chủ đề này từ văn phòng luật sư Trần Vũ Hải tại đây.



Thông tin về tác giả: Luật Sư Trần Vũ Hải




Luật sư Trần Vũ Hải là một trong những luật sư chuyên về luật doanh nghiệp, kinh tế và tố tụng giỏi nhất tại Việt Nam. Ông còn là người có rất nhiều tâm huyết trong việc giúp đỡ và nâng cao tinh thần khởi nghiệp tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ Facebook: https://www.facebook.com/vuhai.tran
  • Địa chỉ Hà nội: Số 28, phố Nam Đồng, Q. Đống Đa, (ĐT: 04 37754788)
  • Địa chỉ TP HCM: 84K nguyễn Đình Chiểu, Phuong Đa Kao, Q.I (ĐT: 08 62912553)




-------------------------

Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.

Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.

Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.

WWW.EZLAW.VN


www.ezlaw.vn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét