Trong 20 năm qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết định hướng phát triển nền kinh tế thị trường thông qua việc cải cách thể chế, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính v..v... Tuy nhiên trong các nghị quyết đó, tầm quan trọng của việc cải cách tư pháp, đặc biệt là sửa đổi luật tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, lại chưa được chú trọng.
Theo quan điểm của tác giả, đã đến lúc cần nhìn nhận một cách nghiêm túc những hệ lụy của sự lê thê về thời hạn trong Bộ luật Tố tụng Dân sự đối với nền kinh tế.
1. Đâu là những sự “lê thê” trong tố tụng dân sự?
Một thực trạng gây bức xúc trong dư luận nhân dân trong hàng chục năm nay là thời gian giải quyết các vụ án dân sự bị kéo dài, thậm chí là dài lê thê không điểm dừng.
Vậy nguyên nhân về mặt pháp luật nằm ở đâu?
Trước hết, bộ luật tố tụng dân sự hiện tại quy định thời hạn theo kiểu “cá mè một lứa” mà không dựa vào giá trị tranh chấp, mức độ về yêu cầu và chứng cứ hay thậm chí là quan hệ đặc thù của tranh chấp (tranh chấp theo hợp đồng, ngoài hợp đồng, thương mại, dân sự, giá trị tranh chấp, mức độ rõ ràng của căn cứ và chứng cứ, v.v..). Có những vụ án kéo dài 15 năm do lỗi vi phạm tố tụng của các thẩm phán nhưng chưa có quy định nào của pháp luật xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ nhất, tài sản đang tranh chấp không được đưa vào lưu thông vì lý do nó còn nằm trong giai đoạn phân định nó là của ai. Sự trì trệ kéo dài trong việc xác định này sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trễ, năng lực cạnh tranh bị giảm sút, cơ hội đầu tư hay cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận bị mất.
Hậu quả đó dẫn đến các cơ hội hay lợi ích khác bị ảnh hưởng như: thu ngân sách, tạo việc làm, sự lưu thông của dòng vốn để thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng.
Thứ hai, tài sản đang tranh chấp có bị hủy hoại hoặc mất giá trị do không được sử dụng hoặc bảo quản đúng cách trong thời gian dài như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu, hương liệu, máy móc, phương tiện vận tải.
Trước hết, bộ luật tố tụng dân sự hiện tại quy định thời hạn theo kiểu “cá mè một lứa” mà không dựa vào giá trị tranh chấp, mức độ về yêu cầu và chứng cứ hay thậm chí là quan hệ đặc thù của tranh chấp (tranh chấp theo hợp đồng, ngoài hợp đồng, thương mại, dân sự, giá trị tranh chấp, mức độ rõ ràng của căn cứ và chứng cứ, v.v..). Có những vụ án kéo dài 15 năm do lỗi vi phạm tố tụng của các thẩm phán nhưng chưa có quy định nào của pháp luật xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Sự "lê thê" này kéo theo những hệ quả kinh tế gì cho doanh nghiệp?
Doanh nghiệp đóng góp vào nền kinh tế bằng cách lưu thông tài sản qua việc mua bán, sử dụng dịch vụ, thuê nhân công ... Các tranh chấp trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu luật pháp giải quyết tranh chấp đó kém hiệu quả, sẽ gây ra nhiều tác hại không chỉ tới hai bên tranh chấp mà còn tới nền kinh tế nước nhà.
Một số hệ quả của việc trì trệ xong quy trình tố tụng dân sự là:
Thứ nhất, tài sản đang tranh chấp không được đưa vào lưu thông vì lý do nó còn nằm trong giai đoạn phân định nó là của ai. Sự trì trệ kéo dài trong việc xác định này sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trễ, năng lực cạnh tranh bị giảm sút, cơ hội đầu tư hay cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận bị mất.
Hậu quả đó dẫn đến các cơ hội hay lợi ích khác bị ảnh hưởng như: thu ngân sách, tạo việc làm, sự lưu thông của dòng vốn để thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng.
Thứ hai, tài sản đang tranh chấp có bị hủy hoại hoặc mất giá trị do không được sử dụng hoặc bảo quản đúng cách trong thời gian dài như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu, hương liệu, máy móc, phương tiện vận tải.
Thứ ba, thời gian giải quyết vụ án kéo dài khiến cho doanh nghiệp bị kiệt quệ về kinh tế do chi phí kiện tụng cũng như việc chậm thu hồi được khoản nợ hoặc nhận khoản thanh toán mà mình đáng được hưởng. Điều này gây ảnh hưởng xấu trong khi nền kinh tế thị trường có đặc tính phụ thuộc lẫn nhau (mua bán nguyên vật liệu, dịch vụ phụ trợ, lương cho người lao động).
Cuối cùng, việc kéo dài này có thể làm cho các bên mất quá nhiều thời gian, công sức, tâm trí và tiền của gây nên tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến quan hệ, tinh thần hoặc quyết định kinh doanh. Họ có thể tìm đến cách thức bảo vệ tiêu cực như thuê công ty đòi nợ hay thậm chí dùng bạo lực trực tiếp hay gián tiếp.
Lời kết
Công lý đối với mỗi cá nhân hay tổ chức trong tố tụng dân sự không phải là một khái niệm hay giá trị vĩnh hằng mà nó cần được thừa nhận và thực thi kịp thời. Đồng thời, công lý cần phải đặt trong sự phát triển và vận hành của cả nền kinh tế xã hội như vừa là một động lực và trợ lực của nền kinh tế và xã hội đó. Việc giải quyết các tranh chấp thượng mại không chỉ đơn thuần là một đặc ân của pháp luật được Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác nắm giữ và phân phối tùy ý mình.
Để kết thúc bài viết, tác giả xin được nhắc tới câu nói nổi tiếng:
Để kết thúc bài viết, tác giả xin được nhắc tới câu nói nổi tiếng:
CÔNG LÝ BỊ TRÌ HOÃN LÀ CÔNG LÝ BỊ TỪ CHỐI
(Justice delayed is justice denied)!
*Có nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp nên hướng tới sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác ngoài toà án để tránh các bất cập về kéo dài như trên. Các bạn có thể tham khảo bài viết của Ezlaw về việc sử dụng trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại tại đây.
------
Thông tin về tác giả Luật sư Lương Văn Trung
Luật sư Lương Văn Trung là luật sư thành viên điều hành cho công ty luật Bross & Partner với trên 15 năm kinh nghiệp hành nghề luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, thương mại, doanh nghiệp và hoà giải. Luật sư Trung cũng là trọng tài viên cho Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam.
- Trang web của Bross & Partners: http://bross.vn/en/home/
- Địa chỉ văn phòng Hà Nội: Tầng 16, Charm Vit Tower, 117 Trần Duy Hưng, Cau Giay. (ĐT: (+84-4) 3555 3466).
- Địa chỉ văn phòng TP Hồ Chí Minh: Tầng 5, toà nhà HYAT, 31A Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1. ĐT: (+84.8) 3 8220 005
-------------------------
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét