Dịch vụ của chúng tôi

header ads

Tội đưa hối lộ - Biết để mà tránh.



Tệ nạn hối lộ là một vấn đề nhức nhối và phổ biến của xã hội Việt Nam đương thời. Không chỉ những quan chức nhận hối lộ, mà cả người đưa hối lộ cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trở thành một phạm nhân. Xét cho cùng thì hành vi đưa hối lội của người dân chính là một trong những nguyên nhân chính tạo nên tệ nạn hối lộ tràn lan tại Việt Nam. Hãy đọc bài sau để hiểu thế nào là hối lộ trong Bộ luật hình sự để tránh và kịp thời sửa đổi những hành vi tiêu cực của bản thân, của xã hội.

Đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để người có chức vụ, quyền hạn (công vụ) làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Hình thức đưa hối lộ rất đa dạng:

Trực tiếp



Qua trung gian



Dưới hình thức quà biếu, cho tặng… (nhiều người không biết rằng hành vi tặng quà cũng có thể được coi là hối lộ)



Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác



Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm, nếu của đưa hối lộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên



Lưu ý rằng nếu của đưa hối lộ có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì hành vi đưa hối lộ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.

Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ. Lưu ý rằng hành vi ở đây không phụ thuộc vào người có chức vụ quyền hạn có đồng ý hay không.



Còn nếu như người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có chức vụ quyền hạn, mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận hối lộ đó.



Lưu ý rằng kể cả khi người đưa  hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có khả năng giúp mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền hay khả năng giúp giải quyết yêu cầu, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ.

Để khuyến khích việc tố giác tội nhận hối lộ, Bộ luật hình sự có nêu 2 trường hợp người hối lộ được coi là không có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự:
1. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
2. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần  hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.



Mức phạt thấp nhất của tội đưa hối lộ là 1 - 6 năm tù, mức phạt cao nhất là chung thân. Hãy dừng ngay hành vi hối lộ để bảo vệ bản thân và làm sạch xã hội Việt Nam.


-------------------------

Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.

Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.

Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.

WWW.EZLAW.VN


www.ezlaw.vn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét