Với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào khởi nghiệp và công nghệ thông tin, doanh nghiệp ngày càng tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số qua mạng. Tuỳ loại website mà sẽ có những thủ tục hành chính riêng biệt. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu định nghĩa theo pháp luật của từng loại website này là gì để thực hiện các thủ tục pháp lý chính xác và hợp pháp cho hoạt động của mình.
1. Website thương mại điện tử
Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Thông tư 47/2014/TT-BCTLoại website phổ biến nhất đối với các bạn khởi nghiệp. Website TMĐT là trang thông tin điện tử được dùng để thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Việc này bao gồm các công đoạn như trưng bày giới thiệu hàng hóa đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Doanh nghiệp có website TMĐT phải làm thủ tục thông báo với Bộ công thương.
3 loại website cung cấp dịch vụ TMĐT là sàn giao dịch TMĐT, website khuyến mại trực tuyến và website đấu giá trực tuyến.
Sàn giao dịch là website mà doanh nghiệp, cá nhân khác có thể đăng sản phẩm, thực hiện mua bán sản phẩm, dịch vụ của họ trên đó (dù họ không phải là chủ sở hữu website).
Website khuyến mại trực tuyến là do tổ chức, cá nhân lập ra để thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Website đấu giá trực tuyến là như Ebay, nơi doanh nghiệp, cá nhân có thể thực hiện việc đấu giá mua bán hàng hoá trên đó (dù không phải là chủ sở hữu của website).
Các loại website cung cấp dịch vụ TMĐT này phải làm thủ tục đăng ký với Bộ công thương.
2. Trang thông tin điện tử
Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Thông tư 09/2014/TT-BTTTTTrang thông tin điện tử được phân loại như sau:
Việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng dưới hình thức báo điện tử phải tuân theo các quy định của pháp Luật về báo chí. Ví dụ của báo điện tử là VnExpress, Tuoitreonline...
Trang thông tin tổng hợp là website cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Các trang thông tin tổng hợp phải xin giấy phép của Sở Thông Tin và Truyền Thông.
Nguồn tin chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp Luật về báo chí, sở hữu trí tuệ.
Trang thông tin điện tử nội bộ, cá nhân và ứng dụng chuyên ngành không cung cấp thông tin tổng hợp.
3. Mạng xã hội (social network)
Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Thông tư 09/2014/TT-BTTTTCác tính năng của mạng xã hội bao gồm: tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để được cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội.
Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của Ezlaw về thủ tục hành chính cho từng loại website này.
Vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 1 năm 2016, hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đã chính thức mở cửa.
Với hệ thống Ezlaw, người Việt Nam nay đã có thể tạo, gửi và ký các thỏa thuận dân sự, thương mại ngay trên máy tính, điện thoại hay máy tính bảng của mình.
Ezlaw không chỉ là giải pháp đảm bảo quyền lợi của mọi cá nhân trước pháp luật, mà còn là một giải pháp tạo niềm tin trong thời đại công nghệ số.
0 Nhận xét